Theo đó, vào ngày 31/3, Hội đồng trường đã ra Nghị quyết về việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường, Tiến sĩ Y học Phó Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
TS.Lê Mạnh Cường cho biết: “Tôi nhận thức được việc được bổ nhiệm Phó Giám Đốc Học viện kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh là vinh dự đồng thời là trách nhiệm”.
Ông Cường khẳng định, sẽ nỗ lực không ngừng thực hiện kế hoạch hành động do ông đưa ra khi được bổ nhiệm vị trí mới.
“Tôi sẽ cùng các lãnh đạo, nhân viên Học viện và Bệnh viện tiếp tục xây dựng Học viện và Bệnh viện đáp ứng nhu cầu càng cao của nhân dân”, ông Cường cho biết.
Trước đó, năm 2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh (đơn vị trực thuộc Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam) được Bộ Y tế giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính. Cụ thể, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được giao là loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên.
Sau khi trở thành đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, Bệnh viện này gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc nợ lương hơn cán bộ nhân viên bệnh viện. Nhiều lần, các nhân viên y tế đã phải xuống đường căng băng rôn để đòi quyền lợi.
Trước sự việc trên, thông tin với PV VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, Học viện đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng trên.
Theo đó, về lâu dài, Giám đốc Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam khẳng định: “Học viện đã nỗ lực triển khai các giải pháp tổng thể, toàn diện để kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự của bệnh viện”.
Chỉ đạo chung, ông Nguyễn Quốc Huy cho biết, từ thực trạng tiếp tục khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, lãnh đạo Học viện đã tập trung công tác chỉ đạo để giữ ổn định tình hình chính trị nội bộ. Ban Giám đốc Học viện đã chỉ đạo Bệnh viện tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Đồng thời yêu cầu Ban lãnh đạo Bệnh viện rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành để giữ ổn định đơn vị, hoàn thành tái cơ cấu và triển khai các dịch vụ chuyên môn kĩ thuật để tạo việc làm cho viên chức, người lao động, tăng nguồn thu cho đơn vị.
Về công tác tổ chức cán bộ và triển khai kế hoạch tái cơ cấu theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tập thể lãnh đạo Học viện đã họp bàn và thống nhất kiện toàn nhân sự Ban lãnh đạo Bệnh viện và công tác nhân sự lãnh đạo để thực hiện có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu và định hướng phát triển Bệnh viện.
Đây là sự tái cơ cấu, Giám đốc Học viện chia sẻ nhằm tạo nguồn thu để Bệnh viện Tuệ Tĩnh ổn định tình hình và tiếp tục tự chủ, đem lại thu nhập cho người lao động.
Ngọc Trang
" alt=""/>Sau 2 năm tự chủ, Bệnh viện Tuệ Tĩnh có Giám đốc đầu tiênTIN BÀI KHÁC:
Chồng ung thư xin về, vợ bầu sắp vượt cạn cháy túi" alt=""/>Hoàn cảnh khốn khó của nam sinh bị tạt axitThứ ba,bé sốt kèm một trong số dấu hiệu chuyển nặng dưới đây:
Với trẻ dưới 5 tuổi:
- Trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, co giật.
- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: bé dưới 2 tháng khi thở từ 60 lần/phút trở lên, bé từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi khi thở từ 50 lần/phút trở lên, bé từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi khi thở từ 40 lần/phút trở lên.
- Trẻ thở bất thường: khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.
- Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, tiểu ít.
- Tím tái
- SpO2 dưới 96% (nếu có máy đo SpO2)
- Nôn mọi thứ
- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được.
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào khác của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Với trẻ từ 5 tuổi trở lên:
- Cảm giác khó thở
- Ho thành cơ không dứt
- Không ăn/uống được
- Nôn mọi thứ
- Đau tức ngực
- Tiêu chảy
- Trẻ mệt, không chịu chơi
- SpO2 dưới 96% (nếu có máy đo SpO2)
- Thở nhanh: nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là từ 30 lần/phút trở lên, từ 12 tuổi là từ 20 lần/phút trở lên.
- Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào khác của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Theo bác sĩ Bổng, khi trẻ sốt nhẹ, từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C (hoặc 38 độ C nếu trẻ từng co giật), phụ huynh nên thực hiện 4 bước gồm đặt trẻ nằm trong phòng kín gió; nới rộng quần áo, mở tã lót (dù trẻ cảm giác lạnh cũng tuyệt đối không đắp nhiều chăn, không mặc nhiều quần áo, không bật đèn sưởi).
Chườm ấm cho trẻ: Dùng khăn sạch nhúng vào chậu nước ấm từ 32-35 độ C, vắt bớt nước dư và lau người cho bé; tập trung lau vùng cổ, nách, bẹn,… Tuyệt đối không lau người bằng nước chanh, cồn, rượu. Không nhúng trực tiếp tay, chân hoặc toàn thân trẻ vào chậu nước.
Phòng rối loạn nước - điện giải cho bé: Trẻ dưới 6 tháng cần tăng số lần bú mẹ (hoặc vắt sữa, sau mỗi 15 phút có thể cho trẻ ăn vài thìa); trẻ lớn hơn có thể uống dung dịch Oresol, uống ít một và uống nhiều lần.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C (hoặc trên 38 độ nếu từng co giật) thì cần dùng thuốc hạ sốt ngay, kết hợp 4 bước như trên. Bộ Y tế hướng dẫn, cha mẹ có thể cho bé uống paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại. Lưu ý, tổng liều thuốc không vượt quá 60mg/kg/ngày.
Hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ, cụ thể như sau: bé dưới 1 tuổi dùng paracetamol 80mg, liều uống mỗi lần là 1 gói x 4 lần/ngày; bé từ 1 đến dưới 2 tuổi dùng paracetamol 150mg, liều 1 gói x 4 lần/ngày; bé từ 2 đến dưới 5 tuổi dùng paracetamol 250mg, liều uống 1 gói x 4 lần/ngày; trẻ từ 5 đến 12 tuổi dùng paracetamol 325mg, liều uống 1 viên x 4 lần/ngày; trẻ trên 12 tuổi dùng paracetamol 500mg, liều uống 1 viên x 4 lần/ngày.
Chú ý, hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi chỉ dùng khi không biết cân nặng của trẻ, tối ưu nhất vẫn là tính liều theo cân nặng.
Nguyễn Liên
Bé trai 4 tháng tuổi (Hà Nội) mắc Covid-19 được khoảng 1 tuần thì đột ngột xuất hiện rất nhiều mụn nước trên da, da khô, đóng vẩy nặng nề.
" alt=""/>Trẻ sốt do mắc Covid